Đăng Ký Học
Ngày 17/10/2023 17:04:43, lượt xem: 1527
BÀI 2:
THƠ SÁU CHỮ VÀ THƠ BẢY CHỮ
Văn bản 2:
NẾU MAI EM VỀ CHIÊM HÓA
Thạch Lam
I. TRONG KHI ĐỌC
1. Chú ý các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên
- Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên là: Mùa măng; mưa tơ rét lộc, sông Gấm “đôi bờ cát trắng”; non Thần “xanh ngút ngát”.
2. Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ (2)
- Biện pháp tu từ nhân hóa sử dụng trong khổ thơ (2) là:
- “đá ngồi dưới bến trông nhau”
- “Non Thần hình như trẻ lại”
3. Chú ý các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của con người
- Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của con người nơi đây:
- Cô gái Dao cũng đẹp, vòng bạc rung rinh, ngù hoa mơn mởn
- Con gái Tây Nguyên duyên quá, sắc chàm như cũng pha hương.
4. Dòng thơ nào được điệp ở khổ cuối?
- Dòng thơ được lặp lại ở khổ cuối là:
- “Nếu mai em về Chiêm Hóa”
ĐỌC THÊM: SOẠN VĂN 8 - BỘ SÁCH CÁNH DIỀU || "NẮNG MỚI" - LƯU TRỌNG LƯ
II. SAU KHI ĐỌC
1. Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”?
- Bố cục của bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”
- Khổ 1 + 2: Bức tranh thiên nhiên vào xuân ở Chiêm Hóa
- Khổ 3 + 4: Vẻ đẹp con người trong mùa xuân
- Khổ 5: Nét riêng trong lễ hội đầu năm ở Chiêm Hóa.
- Mạch cảm xúc: Với ngôn từ giản dị, gần gũi với đời sống con người, toàn bộ bài thơ bộc lộ nỗi nhớ của tác giả được miêu tả từ khung cảnh thiên nhiên đến với những rung cảm, nét đặc sắc riêng về cảnh sắc Chiêm Hóa khi bước sang xuân.
2. Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thực hiện bức tranh thiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: Màu sắc; sức sống; về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía Bắc)
- Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân là:
- Bức tranh thiên nhiên: “Mưa rét lộc”; “mùa măng”; “sông Gâm đôi bờ cát trắng”; “Non Thần hình như trẻ lại”; “Đá ngồi dưới bến trông nhau”; “Xanh lên ngút ngát một màu xanh”
- Bức tranh về con người: “Cô gái Dao nào cũng đẹp”; “vòng bạc rung rinh”; “ngù hòa mơn mởn”; “Con gái bản Tây duyên quá”; “nụ cười môi mọng”
=> Bức tranh được tái hiện dưới ngòi bút của tác giả gần gũi, giản đơn thế nhưng ta lại cảm thấy vô cùng tươi đẹp, với những tông màu rực rỡ, tràn đầy sức sống mãnh liệt của mùa xuân, ông đã thả hồn vào bức tranh thiên nhiên này rồi thế nên không còn là bức tranh thiên nhiên vô tri, vô giác nữa mà là một bức tranh thiên nhiên căng tràn nhựa sống. Cùng với đó là những hình ảnh mà ta chỉ có thể thấy ở vùng núi phía Bắc đó là những cô gái xinh đẹp mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Dao, dân tộc Tày.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các khổ 2, 4 của văn bản?
- Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong khổ 2 và 4 là:
- Khổ 2: “Đá” - ngồi bên dưới trông nhau; “Non Thần” - hình như trẻ lại.
=> Tác dụng: Biện pháp tu từ nhân hóa ở khổ hai đã khiến cho thiên nhiên Chiêm Hóa trở nên tươi đẹp hơn, sinh động và có hồn. Đồng thời tăng gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, khiến sự vật trở nên gần gũi hơn.
- Khổ 4: “Mùa xuân” - lạc đường
=> Tác dụng: Biện pháp tu từ nhân hóa ở khổ 4 đã nhấn mạnh hơn vẻ đẹp gần gũi, tươi tắn tự thiên nhiên vùng núi Tây Bắc của những cô gái Tày. Đồng thời tạo nên nhiều tầng nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho ý thơ.
4. Tìm các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Theo em,vì sao nên chọn từ “về”?
- Các từ đồng nghĩa với từ “về” là: “trở lại”; “đến”; “đi”; “tới”
- Theo em nên chọn từ “về” vì:
- Vì câu thơ sẽ truyền tải được mong muốn, hòa niệm của nhà thơ khi nhắc tới cội nguồn.
- Nếu dùng từ “về” sẽ mang đến cho người đọc cảm giác quay lại nơi thân thuộc nhất, chỉ người nào phải rời xa quê hương, nơi mình gắn bó vì một lí do nào đó, rồi khi được quay trở về thăm lại quê hương của mình.
- Qua đó giúp tác giả bộc lộ được tâm tư, tình cảm của mình đối với quê hương, đối với cội nguồn sinh dưỡng.
5. Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?
- Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với quê hương:
- Bài thơ mượn hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây để bày tỏ tình yêu quê hương và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả, nhớ từng cảnh vật, những con người dễ mến vả cả những nét văn hóa truyền thống lâu đời.
- Qua đó tác giả cũng mang cả nỗi niềm cảm xúc tự hào, yêu thương mong muốn giới thiệu quê hương đến với bạn đọc, mong muốn họ một lần hãy đặt chân lên vùng đất Tây Bắc này với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng trữ tình; con người thì gần gũi, hiền hòa và điều đặc biệt đó là tham dự những nét đẹp trong các lễ hội ở vùng đất quê hương mình.
6. Giả sử sau dấu ba chấm Nếu mai em về… là vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? Vì sao em lại chọn các chi tiết, hình ảnh ấy?
Nếu sau dấu ba chấm “Nếu mai em về…” là tên một vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh cảnh vật làng quê Quan họ Bắc Ninh.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Tin liên quan